Cà phê thật thơm ngon và đậm đà đúng không nào ? Đã bao giờ bạn thắc mắc thành phần của cà phê gồm những chất nào mà lại khiến cà phê thơm ngon như vậy chưa. Nếu vẫn chưa tìm ra được câu trả lời thích hợp bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Tín Đức cà phê nhé

Các nhóm thành phần được kể tên dưới đây đều có ở tất cả các loại hạt cà phê, tuy nhiên tùy thuộc vào từng giống và điều kiện canh tác mà tỷ lệ thành phần cũng có thể thay đổi.

Khám phá thành phần hóa học của hạt cà phê ... 1

1. Nhóm chất hữu cơ có trong cà phê

  • Nước

Qủa cà phê căng mọng vậy nên chắc chắn hàm lượng nước chứa trong quả cũng rất cao. Với hàm lượng nước cao là điều kiện tuyệt vời để các loại nấm có cơ hội phát triển và làm hư hỏng hạt cà phê. Vì vậy các phương pháp chế biến hạt cà phê đã được nghiên cứu giúp giảm hàm lượng nước xuống còn 10-12 % giúp hạt cà phê được bảo quản lâu hơn. Sau khi rang, hàm lượng nước trong hạt cà phê còn khoảng 2-3 %. Đây là hàm lượng nước lý tưởng để hạt cà phê giữ được hương vị tốt nhất.

  • Các loại Cacbohydrat (Glucid) trong cà phê

Đại bộ phận Carbohydrate trong cà phê không tham gia vào thành phần của một cốc cà phê mà chỉ cho màu Caramen, hương và vị đặc trưng (phần còn lại trong bã cà phê). Tuy nhiên carbohydrate còn đóng vai trò quan trọng các phản ứng hóa học diễn ra xuyên suốt quá trình rang cà phê giúp định hình hương vị của ly cà phê.

  • Thành phần Protein trong cà phê

Hàm lượng protein trong cà phê không cao nhưng đóng vai trò quan trọng giúp hình thành hương vị của cà phê trong quá trình rang qua phản ứng  với các loại đường có trong cà phê. Các axit amin có trong cà phê được giải phóng ra và tác dụng với nhau hoặc tác dụng với những chất tạo mùi và vị cho cà phê rang.Trong các chất axit amin có trong cà phê đáng chú ý nhất là những axit amin có chứa lưu huỳnh như cystein , methionine và proline… Những axit amin này góp phần tạo hương đặc trưng của cà phê sau khi rang. Đặc biệt, methionine và proline có tác dụng làm giảm oxy hóa các chất thơm, làm cho cà phê rang giữ được mùi vị khi bảo quản.

  • Các Axit hữu cơ

Thành phần axit có chứa trong cà phê bao gồm một tập hợp khoảng hơn 30 loại axit hữu khác nhau, với một số loại axit quan trọng như: Axit Axetic, axit Citric, axit Chlorogenic, axit Photphoric.. Các axit hữu cơ này góp phần tạo nên đặc tính về độ chua) của cà phê. Thành phần, và hàm lượng axit trong cà phê phụ thuộc vào giống cà phê đồng thời thay đổi liên tục trong quá trình chế biến, mà phần lớn là trong quá trình lên men, và rang cà phê.

  • Lipid trong cà phê

Hàm lượng lipid chiếm khá lớn 10-13%. Chủ yếu là dầu và sáp.Trong đó sáp chiếm 7-8%, còn lại dầu chiếm khoảng 90%. Trong quá trình chế biến cà phê lipid bị biến đổi, song một phần axit béo tham gia dưới tác dụng của nhiệt độ cao tạo nên hương thơm cho sản phẩm. Khi pha cà phê thì chỉ một lượng nhỏ lipid đi vào nước còn phần lớn lưu lại trên bã.

2. Nhóm chất hương, chất khoáng

 

  • Các Alcaloid

Kể đến các loại Alcaloid có trong cà phê cần phải kể đến: cafein, trigonulin ,colin .Trong đó quan trọng và được nghiên cứu nhiều hơn cả là Cafein và Trigonelline.

Cafein còn được gọi là trimethylxanthine, trong quả cà phê Cafein chỉ đóng góp khoảng 10% vào vị đắng của cà phê, phần nhiều còn lại là do Trigonelline gây ra.

Trong quả cà phê, Cafein có vai trò là một chất chống côn trùng. Hàm lượng cafein trung bình trong Cà phê Robusta cao hơn so với cà phê Arabcia nên khả năng chống chịu sâu bệnh cũng tốt hơn.

  • Chất thơm

Chất thơm trong cà phê có hàm lượng nhỏ và tích lũy trong hạt. Chất thơm có trong cà phê chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố đất đai, điều kiện khí hậu và chủng loại cà phê. Theo nhiều nghiên cứu, các loại cà phê càng được trồng cao thì phẩm chất hạt càng tốt hơn.

Phần lớn mùi hương cà phê mà ta nhận thấy được hình thành trong quá trình chế biến cà phê, đặc biệt trong quá trình rang. Các chất thơm của cà phê dễ bị bay hơi, biến đổi và dẫn đến hiện tượng cà phê bị mất mùi thơm vậy nên cần hết sức chú ý về việc bảo quản cà phê để giúp chất lượng cà phê được đảm bảo tốt nhất.

  • Chất khoáng trong cà phê

Chỉ từ khoảng 3-5% chủ yếu là Kali, Nito , Magie , Photpho, Clo. Ngoài ra còn có các chất nhôm, sắt, đồng, lưu huỳnh…Những chất này ảnh hưởng không tốt đến mùi hương cà phê. Chất lượng cà phê càng cao thì khoáng chất càng thấp và ngược lại.

Hạt cà phê gồm rất nhiều các thành phần khác nhau, các nhóm thành phần này cũng biến đổi linh hoạt tùy thuộc vào giống cà phê và điều kiện canh tác. Vậy nên việc lựa chọn nguồn cà phê ban đầu là điều rất quan trọng.

Tín Đức cà phê liên kết chặt chẽ với đội ngũ nông dân từ các giai đoạn canh tác, chăm bón đến thu hoạch để những hạt cà phê có thể đạt các tiêu chuẩn cà phê quốc tế bền vững.  Một quá trình quan trọng nữa trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của cà phê nữa đó chính là quá trình rang cà phê. Cà phê Tín Đức đảm bảo lựa chọn những hạt cà phê tốt nhất và quá trình rang cà phê nghiêm ngặt, ứng dụng công nghệ hiện đại hứa hẹn mang đến cho người dùng sản phẩm cà phê chất lượng nhất.

 

Ngũ vị trong cà phê

Các loại axit có trong cà phê

Những yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng Cafein